Vn138

Nếm "vị đắng" của nghề nôngTìm về vùng đồi núi H.Quảng Trạch (Quảng Bình), chúng tôi gặp được anh Ng góc bẹt bao nhiêu độ

【góc bẹt bao nhiêu độ】Áp dụng kỹ thuật nuôi gà mới, chàng trai kiếm doanh thu hàng tỉ đồng/năm

Nếm "vị đắng" của nghề nông 

Tìm về vùng đồi núi H.Quảng Trạch (Quảng Bình),Ápdụngkỹthuậtnuôigàmớichàngtraikiếmdoanhthuhàngtỉđồngnăgóc bẹt bao nhiêu độ chúng tôi gặp được anh Nguyễn Văn Nhị (31 tuổi, xã Quảng Thạch) một doanh nhân "chân đất" có trang trại nuôi gà sinh học trải dài trên nhiều tỉnh thành của miền Trung.

Áp dụng kỹ thuật nuôi gà mới, chàng trai kiếm doanh  thu hàng tỉ đồng/năm  - Ảnh 1.

Anh Nhị có trang trại nuôi gà sinh học trải dài trên nhiều tỉnh thành của miền Trung

ẢNH: BÁ CƯỜNG

Thoát khỏi những mường tượng ban đầu về một hình mẫu của doanh nhân, khá bất ngờ khi anh Nhị lại ra dáng vẻ của một chàng nông dân đúng nghĩa và ở anh luôn toát lên vẻ chân chất, gần gũi.

Học hết lớp 9, Nhị dừng việc đến trường để ở nhà làm nông với gia đình. Cơ duyên đến với chàng trai 9X khi được tham gia một lớp học chuyên sâu về vi sinh vật do Trường ĐH Nông nghiệp (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam) tổ chức.

"Tôi được một người quen mời đi tham dự lớp học này, biết rằng đây là cơ hội có một không hai khi được học chung với những người đã có nhiều kiến thức về nông lâm nghiệp. Tôi cố gắng tận dụng để trang bị thêm kiến thức cho bản thân", anh Nhị kể lại.

Và đặc biệt hơn khi kết thúc khóa học, anh Nhị là người giành được phần thưởng học viên xuất sắc trị giá 1.000 USD. Trở về quê, anh tham gia hỗ trợ kỹ thuật trồng trọt cho người dân trên địa bàn, anh cũng vay mượn để mở một trang trại rộng 10 ha trồng tiêu. Thế nhưng, những khó khăn trong chặng đường khởi nghiệp ập đến.

"Năm 2015, tôi bắt đầu trồng tiêu, quá trình phát triển của cây rất tốt. Đang mơ về ngày thu hoạch thì năm 2017, một cơn bão ập đến quét sạch 95% diện tích tiêu trong vườn, tôi gần như mất trắng tất cả", anh Nhị tâm sự.

Trắng tay sau một mùa bão, anh Nhị dường như cảm nhận được những khó khăn trong nông nghiệp mà nông dân miền Trung vẫn thường gặp phải. Anh chọn con đường xuất khẩu lao động để cố gắng tìm việc làm, kiếm thu nhập ổn định.

"Nhị gà" truyền cảm hứng khởi nghiệp

Trong dịp tình cờ anh Nhị gặp gỡ một người đàn ông kinh doanh khách sạn ở TP.Hà Nội, người này có mong muốn nhập bán các món ăn được làm từ gà cỏ, nuôi tự nhiên. Nhị thoáng lên suy nghĩ về việc tiếp tục khởi nghiệp trên quê hương thêm lần nữa.

Áp dụng kỹ thuật nuôi gà mới, chàng trai kiếm doanh  thu hàng tỉ đồng/năm  - Ảnh 2.

Anh Nhị tặng quà cho các em học sinh nghèo vượt khó

"Sau khi nghe được nhu cầu của họ, tôi liền nghĩ đến việc chăn nuôi gà. Bởi ở quê nhà với diện tích đất rộng, khí hậu đảm bảo, rất thích hợp cho việc nuôi gà tự nhiên, tôi quyết tâm gác lại việc đi xuất khẩu lao động, về quê khởi nghiệp thêm lần nữa", anh Nhị nói.

Về quê, góp vốn với một người bạn, cùng diện tích đất gia đình có sẵn, anh nhập 500 con gà nuôi thử nghiệm, nhưng lại thất bại lần nữa. Gà mắc bệnh và không mang lại hiệu quả tốt.

Nhị nhớ lại những kiến thức đã từng học về vi sinh nhiều năm trước, anh tìm cách ứng dụng công nghệ vi sinh vào việc tạo ra một loại thức ăn mới giúp gà hấp thụ, tăng trưởng tốt, không bị bệnh và không phụ thuộc vào các loại thuốc kháng sinh. Mày mò nghiên cứu gần 2 năm, thành quả đã đến với chàng trai trẻ khi anh ứng dụng thành công ở trang trại gà của mình.

Thành công nối tiếp, bằng sự sáng tạo của mình, năm 2020, anh Nhị vinh dự được nhận bằng khen của Thủ tướng về những thành tích trong sản xuất, kinh doanh… Trang trại gà của anh Nhị như diều gặp gió khi liên tục phát triển với kỹ thuật nuôi mới.

Anh Nhị chỉ lại cách nuôi cho nông dân và mở trang trại từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị, tạo ra một hệ sinh thái mà anh đặt tên là "Gà sinh học Nhị Nguyễn". Phối hợp với nông dân để mở trang trại, bằng cách nuôi mới này, nhiều nông dân đã có thu nhập rất tốt, từ đó anh được bà con gọi với cái tên thân mật "Nhị gà".

Hiện tại, hệ thống trang trại gà của Nhị đang nuôi 40.000 con, mỗi tháng có thể xuất bán từ 2.000 - 3.000 con. Gà Nhị Nguyễn được bán cho các nhà hàng, khách sạn cao cấp tại các TP lớn với giá 400.000 đồng/con, mang lại doanh thu hàng tỉ đồng/năm.

Có được hành trình khởi nghiệp thành công, năm 2022, anh Nhị được bầu làm Phó chủ nhiệm mạng lưới Lương Định Của toàn quốc của T.Ư Đoàn, anh còn đảm nhận thêm chức vụ Chủ tịch CLB Nông nghiệp Quảng Bình. Anh cũng tham gia các buổi nói chuyện, thuyết trình, truyền cảm hứng khởi nghiệp cho sinh viên tại nhiều trường trên cả nước.

Câu chuyện của anh Nhị trở thành nguồn cảm hứng to lớn với sinh viên, người trẻ đang tìm cách khởi nghiệp, đã thất bại và muốn đứng lên. Với anh Nhị, chọn ở lại để khởi nghiệp trên quê hương vẫn luôn là một quyết định đúng đắn và giờ đây anh đang gặt lại quả ngọt sau nhiều năm nỗ lực.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap